Thái Hà – Một Ấn Tượng Tử Giá

 

Hồi Niệm của Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

Trong chuyến Hành Tŕnh Việt Nam từ Bắc vô Nam vào mùa hè 2006 với gia đ́nh trong ṿng 3 tuần lễ ngắn ngủi, làm cho chuyến đi trở thành như là một cuộc Rảo Bước Quê Hương, trong đó, tôi đă phải và đành phải nuối tiếc bỏ sót một số nơi đầy những kỷ niệm sống của tôi. Chẳng hạn, Nhà Đá quận Phù Mỹ tỉnh B́nh Định thị xă Qui Nhơn, hay Lương Sơn, Phan Rí v.v. những nơi tôi đă một thời phục vụ giảng dạy ở các Trường Trung Học Đồng Công. Tất nhiên, bù lại, đă có những nơi, nếu không nhờ chuyến Hành Tŕnh Việt Nam sau 31 năm cách xa đầy nhung nhớ luyến lưu ấy, tôi đă không bao giờ thấy được tận mắt, nghe được tận tai và cảm được tận t́nh h́nh ảnh trọn vẹn của quê hương nhỏ bé nghèo nàn của tôi, nhưng là một quê hương được anh chị em đồng hương quốc nội của tôi vẫn đang cần cù cầu tiến và nhẫn nại xây dựng trong khả năng của họ. Chẳng hạn Hạ Long và Sapa Bắc Biệt, Huế và Đà Nẵng Trung Việt, Tiền Giang Nam Việt v.v. Tuy nhiên, có một địa danh mà măi cho tới đầu năm 2008, tôi mới chợt nhớ ra, lại là một địa danh phải nói là, nghĩ kỹ lại, đă ảnh hưởng không ít tới cuộc đời sống đạo của tôi. Đó là Thái Hà, mà tôi c̣n nhớ hồi đó ở Thái Hà Ấp.

 

Tôi cũng không biết tại sao Thái Hà không có trong lịch tŕnh viếng thăm của chuyến du lịch Việt Nam ngắn ngủi nhưng đầy ư nghĩa này? Ngay hôm đầu tiên đặt chân về lại quê hương của ḿnh, sau khi ăn trưa và nhận pḥng ngủ ở hotel, chúng tôi đă đi tham quan Hà Nội, mà địa điểm đầu tiên tôi không ngờ được người hướng viên du lịch dẫn tới, (tất nhiên được chúng tôi liệt kê trong các địa danh ghé thăm), đó  là Nhà Thờ Hàm Long, v́ đây là nơi tôi đă được Cha Sở Trịnh Như Khuê (sau đó 2 năm ngài làm giám mục, rồi hồng y) ban Bí Tích Rửa Tội để chính thức trở nên con cái của Thiên Chúa 58 năm trước, Tôi đă tới tận bể rửa tội, vẫn c̣n y nguyên ở cuối nhà thờ, phía bên trái từ cung thánh nh́n xuống. Có lẽ giây phút cảm động nhất của tôi trong cả chuyến đi này là giây phút bấy giờ, khi tôi bề ngoài ṿng tay ôm lấy bể rửa tội ấy, và tâm trí quay về với giây phút tôi đang là một em bé mới sinh 5 ngày nằm trong đôi tay bồng bế của mẹ tôi trước vị linh mục của Chúa. Vị linh mục sở tại hôm ấy, sau đó, cho chúng tôi biết rằng bể rửa tội này sắp sửa được dời đi chỗ khác. Tôi cũng ghé qua Phố Phù Doăn, và thấy được Nhà Thương Phù Doăn, khu sản phụ, nơi tôi đă được sinh vào đời trên một nửa thế kỷ trước, tuy không vào tận bên trong như ở Nhà Thờ Hàm Long.

 

Nhà Thờ Thái Hà, do Ḍng Chúa Cứu Thế coi sóc, xét theo liên hệ sinh hoạt sống đạo đối với tôi, tuy không quan trọng bằng Nhà Thờ Hàm Long và Nhà Thương Phù Doăn, nhưng tôi c̣n nhớ hơn là Nhà Thờ Hàng Bột và trường học của Nhà Thờ Hàng Bột này. Nhà Thờ Hàng Bột là giáo xứ của ba mẹ tôi, nơi các vị dẫn tôi đi lễ hằng tuần, và hằng ngày dẫn tôi đi học ở nhà xứ này, do các d́ Mến Thánh Giá (Hà Nội?) dạy dỗ. Nhà Thờ Hàng Bột gần nhà ba mẹ tôi ở 47 Phố Hàng Bột hơn, khoảng gần 1 cây số, bên kia đường. Trong khi Nhà Thờ Thái Hà xa hơn, khoảng 1 cây số rưỡi hay gần 2 ǵ đó, cũng ở bên kia đường. Hai Nhà Thờ này ở trên cùng một con đường, song ngược chiều nhau. Cả đoạn đường đến Nhà Thờ Hàng Bột tôi cũng chẳng c̣n nhớ có những ǵ nữa. Trong khi đường lên Nhà Thờ Thái Hà tôi vẫn nhớ khu Ô Chợ Dừa, ở bên kia đường, cách nhà khoảng nửa cây số, h́nh như phải lên nhiều thang cấp (?) Nhà Thờ Thái Hà c̣n là nơi, vào một sáng sớm trong Tháng 8 năm 1954, tôi đă theo cha mẹ, cùng với một đứa em gái thua tôi 3 tuổi, và một đứa em trai sắp sửa chào đời cách tôi 6 tuổi, lên các chiếc xe cam nhông chờ trước khuôn viên nhà thờ, để cùng đồng bào Công Giáo âm thầm tiến ra phi trường Gia Lâm vào Nam.

 

Thái Hà không phải chỉ là một kỷ niệm giản dị bề ngoài như thế đối với tôi. Thái Hà không ngờ c̣n có một ấn tưởng sâu xa bất khả phai mờ nơi tôi nữa, một ấn tượng đă từ từ rơ nét đến trở thành hiện thực trong cuộc đời của tôi. Thật vậy, tuy không được đến Nhà Thờ Thái Hà thường xuyên và nhiều lần, như Nhà Thờ Hàng Bột, nhưng tôi, lần đầu tiên (hay lần thứ mấy đến đấy không biết nữa, nhưng quả thực là lần đầu tiên có được một ấn tượng đặc biệt) tại Nhà Thờ Thái Hà, đă cảm thấy ngây ngất theo mùi hương của giờ chầu Thánh Thể, và nhất là trước cây Thánh Giá trên cung thánh. Tôi không nhớ rơ cây Thánh Giá trên cung thánh của Nhà Thờ Thái Hà này như thế nào, chỉ biết rằng, hôm đó, trên đường đi bộ bên cạnh bố tôi từ nhà thờ về tới nhà, h́nh ảnh cây Thánh Giá có Chúa Giêsu trên đó đă hoàn toàn chiếm đoạt đầu óc non nớt của thằng bé 4-5 tuổi đầu của tôi bấy giờ! Phải chăng cây Thánh Giá ấy cũng giống như các cây Thánh Giá khác, như ở Nhà Thờ Hàng Bột, nhưng lại là cây Thánh Giá đă thu hút tâm trí tôi bấy giờ là v́ mùi hương chầu Thánh Thể, hay v́ h́nh ảnh thảm thương của Tượng Chịu Nạn, của Đấng bị treo ở trên đó. Cho đến nay, tôi vẫn rất thích h́nh ảnh Chúa Giêsu Tử Nạn trên cây Thánh Giá ở đầu chiếc gậy cầm của Đức Giáo Hoàng, một cảnh tử nạn rất thảm thương, nên sống động và xác thực lạ thường, chứ không giống như các tượng chịu nạn khác mà nh́n lên tôi thấy Chúa nằm chết thảnh thơi quá.  

 

Thế nhưng, cây Thánh Giá Tử Nạn ở Nhà Thờ Thái Hà gây ấn tượng sâu xa trong tâm trí non nớt của tôi ấy đă ảnh hưởng đến cuộc đời sống đạo của tôi sau đó như thế nào? Kinh nghiệm sống cho chúng ta thấy rằng, có những điều xẩy ra trong cuộc đời, chúng ta sẽ không lưu ư lắm, (bởi những ưu tiên, khuynh hướng và theo đuổi một thời của ḿnh), cho tới khi chúng ta được dịp nghĩ lại, đúng hơn cho tới khi được đánh động hồi tưởng. Theo Thánh Kinh, cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, việc tưởng nhớ là một tác động rất quan trọng và liên quan đến phần rỗi và việc thánh hóa của con người. Và cũng chính v́ để cho con người luôn tưởng nhớ đến ḿnh là Thiên Chúa chân thật duy nhất của họ, ngoài ra không c̣n một thần linh chúa tể nào khác, Vị Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Giacóp đă phải liên tục tỏ ḿnh ra trong lịch sử cứu độ của dân tộc Chúa chọn. Dân Do Thái đă chẳng phải hằng năm tưởng niệm Cuộc Vượt Qua hay sao? Giáo Hội Tân Ước đă không được Đấng Sáng Lập của ḿnh truyền “hăy làm việc này mà nhớ đến  Thày” (Lk 22:19) là ǵ? Chúa Thánh Thần là Thần Chân Lư đă chẳng được sai đến “để nhắc nhở các con tất cả những ǵ Thày đă nói với các con” (Jn 14:26) hay sao? Mẹ Maria đă luôn sống trong trạng thái đầy ơn phúc bằng linh đạo tưởng nhớ này, bằng việc giữ và suy niệm trong ḷng tất cả những ǵ xẩy ra trong cuộc đời Mẹ, để nhờ đó Mẹ có thể nhận ra Thánh Ư Chúa và liên lỉ đáp ứng mọi tác động thần  linh sâu nhiệm của Chúa, cho dù có những lúc Mẹ chẳng hiểu ǵ, như trong trường hợp Mẹ được Truyền Tin thụ thai Lời Nhập Thể (x Lk 1:34), hay khi Mẹ nghe Thiếu Nhi Giêsu trả lời lúc Mẹ và Thánh Giuse t́m được Người trong đền thánh Gia-Liêm (x Lk 2:51).

 

Trong cuốn “Vượt Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng (ấn bản Anh Ngữ, 1994, trang 212-215), Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phalô II đă cho biết những yếu tố gieo mầm mống cho ḷng thành thực sùng kính Mẹ Maria nơi ngài từ thiếu thời, đến nỗi khi làm Giáo Hoàng, ngài (vị giáo hoàng duy nhất trong Giáo Hội cho tới nay) đă chọn khẩu hiệu về Thánh Mẫu là “Totus Tuus”. Ngài đă chia sẻ như sau:

 

“Totus Tuus. Câu này chẳng những là một lời diễn đạt của ḷng thảo hiếu, hay đơn giản hơn là một lời diễn đạt của ḷng tôn sùng. Mà c̣n hơn thế nữa ḱa. Trong thời Thế Chiến Thứ Hai, vào lúc tôi đang làm công cho một xí nghiệp th́ tôi đă được ḷng tôn sùng Thánh Mẫu thu hút. Thoạt tiên, dường như tôi cảm thấy cần phải lơ là một chút với ḷng tôn sùng Thánh Mẫu ở thuở niên thiếu, hầu chuyên chú tới Chúa Kitô hơn. Nhờ Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort) tôi đă hiểu được rằng ḷng thành thực sùng kính Người Mẹ của Thiên Chúa là việc thực sự qui về Chúa Kitô, thật sự nó được bắt nguồn sâu xa nơi Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, cũng như nơi những mầu nhiệm Nhập Thể và Cứu Chuộc. Bởi thế, bấy giờ tôi đă tái khám phá ra ḷng thảo hiếu Thánh Mẫu một kiến thức sâu xa hơn. H́nh thức chín chắn của việc tôn sùng Người Mẹ của Thiên Chúa này đă tồn tại nơi tôi qua năm tháng, sinh hoa kết trái nơi các văn kiện Redemptor Mater – Mẹ Đấng Cứu Chuộc… Khi tôi tham dự Công Đồng, tôi thấy phản ảnh nơi (Chương Tám của Hiến Chế Tín Lỳ về Giáo Hội “Ánh Sáng Muôn Dân” là chương giành riêng bàn về Đức Mẹ), tất cả những cảm nghiệm thời niên thiếu của tôi, cũng như những liên kết đặc biệt tiếp tục nối thắt tôi với Người Mẹ Thiên Chúa nơi những cách thức luôn mới mẻ.

 

“Cách đầu tiên – và là cách lâu đời nhất – gắn liền với tất cả thời gian tôi c̣n nhỏ, thời tôi đă dừng chân đứng lại trước ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở nhà thờ giáo xứ Wadowice. Nó liên quan tới tập tục áo Đức Bà Carmêlô, phong phú về ư nghĩa và về biểu hiệu, những ǵ tôi đă biết từ khi c̣n trẻ nhờ đan viện Carmelo ‘ở trên đồi’ nơi tỉnh lỵ tôi ở. Nó c̣n gắn liền với truyền thống thực hiện hành hương tới Đền Kalwaria Zebrzydowska, một trong những địa điểm thu hút nhiều phái đoàn hành hương, nhất là từ miền nam Balan và từ cả ngoài dăy Núi Carpathia. Đền Thánh địa phương này là nơi đáng chú ư, v́ nó chẳng những có tính cách Thánh Mẫu mà c̣n hoàn toàn tập trung vào Chúa Kitô nữa… Từ những năm thơ trẻ nhất của ḿnh, việc tôn sùng của tôi đối với Mẹ Maria đă được liên kết chặt chẽ với đức tin của tôi nơi Chúa Kitô. Đền Kalwaria đă giúp tôi rất nhiều về điều này…”

 

Nếu “ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở nhà thờ giáo xứ Wadowice” và “đan viện Carmelo ‘ở trên đồi’ nơi tỉnh lỵ tôi ở” cùng với “Đền Kalwaria Zebrzydowska” là những ǵ đă ảnh hưởng tới ḷng thành thực sùng kính Mẹ Maria thế nào nơi Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô, th́ Nhà Thờ Thái Hà và cây Thánh Giá với Tượng Chuộc Tội ở nhà thờ này cũng ảnh hưởng tới cuộc đời sống đạo của tôi không ít. Quả vậy, nếu Thánh Giá tuy là biểu hiệu cho những ǵ là đau khổ mà c̣n là phương tiện cứu chuộc độc nhất vô nhị của Thiên Chúa vô cùng khôn ngoan thượng trí và toàn năng, th́ cuộc đời tôi cũng gặp đầy những thánh giá song nhờ đó đă được vững mạnh hơn trong tin yêu.

 

Ngay từ nhỏ, tôi là một thằng bé nghịch phá. Nên bị đ̣n liên miên. Thỉnh thoảng bà nội của tôi từ Ngọc Đồng Hưng Yên lên tỉnh thăm gia đ́nh tôi và ở nhà trông coi tôi trong khi bố mẹ tôi đi làm. Biết bà chiều và bao giờ cũng bênh cháu khi bị bố đánh, nên cho dù bà có hay hăm dọa “tao về tao mách thằng bố mày” khi tôi giở chứng, mà bà càng dọa tôi lại càng ngang ngạnh như thách thức bà, chẳng hạn có lần tôi một ḿnh nằm dọc ở đường rầy xe điện ở bên kia đường nhà tôi ở, mặc kệ bà tôi réo ở bên này đường, cho tới khi nghe c̣i xe từ xa tôi mới ḅ dậy chạy ra ngoài. Đến khi vô nam, khi bố tôi đi làm xa, v́ ở nhà không ai trị được thằng bé “ưa nặng hơn ưa nhẹ” này, nên nó đă bị tống vào kư túc xá Đồng Công ở Thủ Đức năm 1957, học lớp tư, (tức học chậm mất 2 năm v́ nghịch phá). Sau năm đó, v́ bố không c̣n làm xa nữa, thằng bé được về nhà, nhưng không học trường công gần nhà ở Gia Định mà là học trường các Sư Huynh ở Tân Định, cho có kỷ luật hơn. Thế nhưng, thành quả sau năm được học lớp ba tại một loại trường nổi tiếng ở Việt Nam này, đó là vụ thằng bé bị đuổi học. Thật ra vụ đuổi học này vừa oan vừa không oan cho nó. Oan là v́ Frère hiệu trưởng bảo với bố nó hôm gặp mặt lần cuối ở trường để đuổi nó rằng ngài có gửi thư về cảnh cáo cho bố nó song nó giấu đi, mà thực sự nó chẳng hề hay biết ǵ về việc Sư Huynh hiệu trưởng gửi thư này. Không oan là v́ quả thực nó nghịch phá trong năm học, ở chỗ giờ ra chơi nó hay bị vị Sư Huynh này bắt đứng piquet (quay mặt vào tường), chạy đuổi nhau hay bị rách áo, học dốt đến độ đứng gần cuối lớp nên cứ kư trộm tên của bố vào sổ học bạ hằng tháng rồi đem nộp lại cho thày giáo v.v.

 

Thế là, sau cuộc gặp gỡ Sư Huynh hiệu trưởng, thằng bè bị đuổi học tạm một năm, (đáng lẽ bị đuổi luôn nếu bố không van xin). Và để đền tội, hôm đó, thằng bé đă bị một trận đ̣n nên thân, với 40 cái quật của bố bằng chiếc batôn, đến nỗi đứng lên không được nữa. Nhưng thằng bé tỏ vẻ anh hùng không chảy một giọt nước mắt. Mà quả thật, nhờ trận đ̣n nên thân có một không hai này, nó đă vùng lên làm lại cuộc đời. Sau năm học lớp nh́ ở trường trung tiểu học Thánh Mẫu ở Nhà Thờ Bà Chiểu Gia Định do các sơ Ḍng Thánh Phaolô dạy, nó được trở về với trường trung tiểu học Lasan Đức Minh Tân Định, từ lớp nhất đến hết đệ ngũ, năm nó được ơn gọi tu tŕ vào ngay Thánh Lễ nửa đêm Giáng Sinh tại sân trường này.

 

Nếu ở ngoài đời, thằng bé nghịch phá ưa nặng này cần phải cho roi cho vọt mới nên thân thế nào, th́ trong đời sống thiêng liêng cũng thế, nó cũng đă được Chúa thương t́nh thanh tẩy cho bằng đủ thứ thánh giá đau khổ, để có thể tránh được tật luôn xét đoán xấu cho anh em, khinh thường cả những người khác kém hơn ḿnh hay nổi hơn ḿnh, ham danh, thích làm đầu, khoe khoang, tự phụ, theo ư riêng v.v. Nó đă cảm thấy hết sức thấm thía câu Thánh Vịnh 23:4 “Dù bước đi trong thung lũng tối, tôi không lo mắc nạn, v́ Chúa ở cùng tôi. Cây roi và cái trượng của Ngài, đó là điều an ủi ḷng tôi”. Phải, trong đời sống thiêng liêng, tượng Chuộc Tội trên cây Thánh Giá ở Nhà Thờ Thái Hà vẫn theo sát tôi như h́nh với bóng, đến nỗi, trong đời sống tu đức thiêng liêng, tôi cũng ưa nặng, cũng phải nhờ đến “cây roi và cái gậy của Ngài” mới nên thân. Quả thực những ǵ Mẹ Maria đă nói tới trong Ca Vịnh Magnificat Ngợi Khen của Mẹ hoàn toàn ứng nghiệm nơi tôi: “Chúa đă ra tay uy quyền đánh tan người kiêu ngạo với những ư nghĩ kiêu căng của chúng. Chúa đă hạ kẻ uy quyền xuống khỏi ṭa cao… Chúa đă để người giầu có trở về tay không” (Lk 1:51-53).

 

Qua những cơn thử thách có tính cách và tác dụng thanh tẩy mănh liệt này, tuy đớn đau, nhưng, chính trong đau đớn ấy, tôi cảm thấy xác thực hơn bao giờ một lời hứa đầy an ủi của Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly: “nỗi buồn thương của các con sẽ trở thành niềm hoan lạc” (Jn 16:20). Nhất là sau đêm tối tăm vào mùa xuân năm 1972 ở Di Linh Lâm Đồng, do chính vị linh hướng hết sức khả kính của tôi đẩy tôi vô rồi khóa chặt cửa, nhốt tôi lại, không cho tôi được tự do sinh hoạt b́nh thường. Để rồi, ở đó, ở trong chính đêm tối tăm với đầy những cảm thức oan ức và thiệt tḥi ấy, qua mấy tháng “bế quan” âm thầm tĩnh tâm cầu nguyện liên tục, tôi đă thấy được ánh sáng cuối đường hầm, ánh sáng đó là câu Phúc Âm: “hăy đến mà ngồi vào chỗ cuối” (Lk 14:10). Quả thực, sau khi đă ngồi đúng vào chỗ cuối của ḿnh là cố gắng chẳng những từ bỏ ư riêng mà c̣n nỗ lực phó thác mọi sự vào bàn tay quan pḥng thần linh của Thiên Chúa, “như trẻ nhỏ – Sicut Parvuli” (Mt 18:3), một khẩu hiệu tôi đă theo đuổi trước đó cho tới nay, với  ba chữ tắt ở đằng sau tên gọi của tôi (BVL – Bá Vũ Ly – phiên âm từ chữ Parvuli), bắt đầu lại được mời lên chỗ cao hơn, nắm giữ những trọng trách tông đồ vượt quá tầm tay và khả năng tự nhiên của tôi.

 

Trước những thành quả tông đồ lớn lao bất ngờ đạt được sau đó, tôi không c̣n tự phụ và kiêu ngạo được nữa, trái lại, càng biết ḿnh hơn và tin tưởng hơn vào “Đấng toàn năng đă làm nơi tôi những sự trọng đại” (Lk 1:49). Thật vậy, niềm hoan lạc của tôi trong chính khi đau thương và sau những cơn thử thách, đó là cảm nghiệm được t́nh yêu của Chúa hơn bao giờ hết, bởi thấy rằng chính khi tôi lầm lỗi và phạm tội mất ḷng Chúa, dù chủ ư hay vô t́nh, qua những tính mê nết xấu và đời sống phạm tục của tôi, th́ Chúa lại lợi dụng tất cả những cái xấu xa, hèn hạ, khiếm khuyết và bất toàn ấy của tôi, để thanh tẩy tôi, để cúi xuống rửa chân cho tôi, làm cho tôi trở nên thật thanh sạch, xứng đáng được dự phần với Người (xem John 13:8), tức là được kết hợp với Người và được nên giống Người, nhờ đó tôi mới trở thành chứng nhân trung thực và sống động của Người mỗi ngày một hơn, hầu hoàn tất ơn gọi và sứ vụ làm môn đệ của Người.

 

Hy vọng, những đau thương thử thách đang xẩy ra cho Giáo Xứ Thái Hà hiện nay nói riêng và Tổng Giáo Phận Hà Nội nói chung, không phải là những đường cùng ngỏ bí không lối thoát (dead end – no way out), mà nếu “được chấp nhận bằng đức tin, nỗi đớn đau trở thành cửa ngơ tiến vào mầu nhiệm đau thương cứu chuộc của Chúa Giêsu cũng như để cùng Người vươn tới sự an b́nh và hạnh phúc của cuộc Người Phục Sinh” (ĐTC Biển Đức XVI, Sứ Điệp cho Ngày Thế Giới Bệnh Nhân 11/2/2008, đoạn 4).